Thiên Kim Ta Là Người Tệ Bạc - Chương 32 - Lịch sử?
Đến hôm tổ chức, tất cả đều được chuyển đến hoàng cung bằng cách đi xe
ngựa. Trời mới tờ mờ sáng mà các phủ đã nghe tiếng khiêng vác tre nứa ầm ầm rồi. Cả phủ Yên Chi đều thức dậy sớm để chuẩn bị di chuyển đến hoàng cung.
Già trẻ, gái trai, tầng lớp cao thấp gì giờ đều như một
tập thể lớp học. Yên Chi hôm nay ăn diện hơn mọi khi. Y phục màu đỏ đen
đầy sặc sỡ. Trâm cài tóc bằng vàng đính cẩm thạch đầy nhã nhặn.
Không chỉ có cô, mà cả người trong phủ của cô đều như các quý tộc hùng hổ
bước vào cung. Y phục và cả trang sức trên người họ đều không phải dạng
vừa đâu. Lâu lâu mới có dịp chơi lớn như vậy, Yên Chi nào có thể bỏ qua
được.
Cổng cung hôm nay mở rất lớn, thị vệ dường như được sắp
xếp nhiều hơn gấp ba gấp bốn lần bình thường thì phải. Cũng đúng, để đề
phòng thích khách nhân lúc đông vui mà lẻn vào hành thích hoàng đế thì
phiền lắm.
Mà nghe nói nữ nhân ở đây cũng như nam nhân, bắn cung cưỡi ngựa hay học hành gì cũng đều giỏi hơn hẳn. Trong đầu Yên Chi bất
chợt hiện ra những hình ảnh của một cặp đôi đầy quyền lực, họ cùng nhau
ngồi lên ngai vàng, cùng nhau xưng đế.
Ngồi trong xe ngựa mà mặt Yên Chi nhìn trông đần ra hẳn. A Manh chạm nhẹ vào vai cô, lo lắng hỏi.
– Tiểu thư sao thế ạ? Nhìn người cứ như bất chợt nhận ra thứ gì đó.
– À… Ta đang suy nghĩ lung tung thôi. Mà A Manh này, muội có biết người đã lập ra nước Phù Hoa Quốc là ai không?
– Dạ… Theo như nô tì biết thì là do Thiên Tuế gia cùng Thiên Hậu gia lập nên ạ.
– Hai người họ là phu thê đúng không?
– Vâng. Mà tiểu thư hỏi chuyện này để làm gì ạ?
– Ta đang tò mò, cái gì cũng có lí do của nó. Nguyên nhân dẫn đến đa thê
thời phong kiến là do tỉ lệ nam nữ mất cân bằng. Chiến tranh loạn lạc
nhiều, đàn ông đánh giặc, đàn bà ở nhà. Vả lại họ xem nhiều con là phúc
nên cần nhiều người sinh con cho mình. Hơn hết, lí do chính vẫn là cái
tư tưởng trọng nam khinh nữ đó. Còn Phù Hoa Quốc dù công nhận chế độ đa
phu đa thê nhưng nữ nhân vẫn có quyền hơn nam nhân một chút.
–
Đó là do mấy trăm năm nay, người lên ngôi hoàng đế đều là nữ nhân. Chỉ
có hai nam nhân duy nhất từng làm vua ở Phù Hoa Quốc, một là Thiên Tuế
gia, hai là Hoạ Thiên Vương. – Hoàng Ân ngồi bên cạnh cũng góp lời vào.
– Hoạ Thiên Vương? – Yên Chi tò mò nhìn sang Hoàng Ân.
– Tiểu thư, đây vốn dĩ là chuyện liên quan đến lịch sử nước nhà. Nếu người muốn nhớ lại thì cứ đến thư phòng tìm sách đọc ạ.
– Nhớ lại? Hồi đó ta cũng biết mấy cái này sao? – Yên Chi tự chỉ mình.
– Vâng. Ai từng đi học hoặc đã đọc qua sách thì sẽ biết thôi ạ.
Nói chuyện một lúc, xe ngựa bỗng dừng lại. Yên Chi tạm gác qua chuyện đó rồi cùng hai người họ bước xuống.
Các gia nhân trong nhà đều cùng nhau khiêng cổng trại và lều xuống, đặt
ngay chỗ mà bệ hạ đã phân công. Dù không có nhiều kinh nghiệm cắm trại,
nhưng một kẻ ham vui ham chơi như cô đã từng tìm hiểu bảy bảy bốn mươi
chín thứ ở trên mạng để tưởng tượng cái cảnh mình vui chơi hội trại thế
nào. Tiếc là chỉ được đi đúng một lần năm mười hai thôi.
Giờ nghĩ lại vẫn còn tức năm lớp mười không được đi!
Dựng trại cũng tốn kha khá thời gian. Quay qua quay lại chút đã đến gần trưa rồi. Mà các tiểu trại vẫn chưa dựng xong hết. Mọi người quan trọng phần trang trí quá nên đến giờ vẫn chưa xong. Yên Chi nhìn cái cổng trại của mình rồi đi so với cổng của các công chúa hoàng tử mà chỉ biết lắc đầu
ngao ngán.
– Rất là mất thời gian nhá! Nhưng mất thời gian kiểu
đó đẹp hơn của mình thật. Quên nữa, cái bảng tên đâu? – Yên Chi chợt nhớ ra.
Cô lóng ngóng tay chân, nhìn trái nhìn phải kiếm người quen. Nhìn thấy Thừa Lãng ở gần đó liền chạy đến tìm cậu.
– Thừa Lãng, huynh biết viết chữ không? Ta nhờ viết bảng tên một lúc. Tên là “Ước mơ” nhé?
– Tiểu nhân viết sao ạ? – Thừa Lãng ngạc nhiên.
– Phải!
– Có hơi xấu hổ nhưng mà… tiểu nhân là kẻ hèn mọn, nào có được ăn học đàng hoàng. Xin tiểu thư thứ lỗi.
Thừa Lãng cúi mình, đưa tay ra trước hành lễ xin lỗi cô. Yên Chi quên mất. Cô biết cậu xuất thân từ nơi nào rồi mà.
– Không! Ta mới là người phải xin lỗi. Sau hôm nay, ta sẽ sắp xếp người
dạy chữ cho gia nhân trong phủ. Để ta tự viết cũng được.
– Đa tạ tiểu thư.
Cô bối rối đi tìm người khác. Ở bên kia, tam hoàng tử đang đứng trước cổng trại của mình mà múa bút thành văn. Vài nét mực đơn giản đã có thể tạo
thành một con chữ đầy đẹp mắt. Yên Chi cũng không chịu thua, liền đi
đến.
– Tam hoàng tử đúng là có tài viết chữ thật.
– Tiểu Điệp đấy à? Muội quá khen rồi.
– Cho ta viết thử vài chữ được không?
– Được. Ở đây có nhiều cọ và giấy, muội chọn đi.
Tam hoàng tử đặt cọ xuống, đưa tờ giấy mình vừa viết xong cho thái giám để
hắn treo lên cổng trại. Hoàng tử còn không quên đứng lùi lại xem cô biểu diễn.
Yên Chi cầm đại một cây cọ cỡ vừa, chấm mực một chút rồi
quẹt mấy đường trên giấy. Đây chả phải chữ rồng bay phượng múa gì, nhưng vấn đề là cô viết bằng tiếng anh nên khiến bọn người ở đó ngạc nhiên vô cùng.
– Hồ tiểu thư đáng viết chữ gì thế nhỉ? – Cung nữ ở đó bắt đầu nhao nhao hết lên.
– My dream is so beautiful. – Cô đọc thành tiếng.
– My… My gì chứ? – Tam hoàng tử ngớ người ra.
– Tiếng Anh là ngôn ngữ tự chọn của ta bên cạnh tiếng Hàn. Nhưng tiếc là
mười hai năm đèn sách cộng thêm gần bốn năm học đại học, cũng gần như
công cốc.
– Tiểu Điệp, muội đang lẩm bẩm cái gì vậy?
– Không có gì. Ta đi treo bảng tên này đây. Cảm ơn.
Nói rồi cô cầm tờ giấy đó đem về chỗ cổng trại của mình. Để lại một đám người ngơ ngác vẫn chưa hiểu chuyện gì.
– Muội ấy viết chữ cái kiểu gì vậy? – Tam hoàng tử nhăn mày.
– Dù không hiểu nàng ấy viết gì, nhưng thiếp thấy cũng thú vị lắm. – Tam hoàng phi lên tiếng.
– Phải, tỷ tỷ nói đúng. – Trắc hoàng phi hùa theo.
– Hai nàng đừng quá thân thiết với muội ấy. Tránh để người khác nói chúng ta là kẻ thích nịnh nọt.
Hoàng phi và trắc hoàng phi im lặng. Ai cũng biết Hồ tiểu thư còn được bệ hạ
sủng ái hơn cả tam hoàng tử nữa. Một hoàng tử bị thất sủng như hắn, nào
có chỗ đứng trong hoàng cung này.
Nghe nói, bệ hạ còn có ý định
phong nàng ta làm quận chúa, nhận làm nghĩa nữ. Hồ Tiểu Điệp phải nói là tài sắc vẹn toàn. Nhân nghĩa không ai sánh bằng. Nàng còn được bệ hạ
xem trọng hơn cả thái nữ thì biết địa vị của nàng cao đến mức nào rồi.