Nhân Sinh Hung Hãn - Lâm Phàm (full) - Bản dịch chuẩn - Chương 1633 - Để Ý Làm Gì?
- Trang Chủ
- Nhân Sinh Hung Hãn - Lâm Phàm (full) - Bản dịch chuẩn
- Chương 1633 - Để Ý Làm Gì?
Các địa phương miền Tây đang tập trung bảo vệ hàng triệu ha vụ lúa Đông Xuân, cây ăn quả… trước diễn biến hạn mặn đến sớm, diễn biến phức tạp như năm 2016.
Những ngày cuối tháng 9, ông Nguyễn Văn Cần, 50 tuổi, ở xã Hỏa Lựu, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, chuẩn bị xuống giống 3 ha lúa Đông Xuân. “Vùng đất này có nguy cơ nhiễm mặn từ triều biển Tây, cộng thêm dự báo mùa mưa dứt sớm nên bà con ở đây tranh thủ xuống giống sớm vào đầu tháng 10, để đảm bảo đủ nước sản xuất, kịp thu hoạch khi lúa đang giá cao”, ông Cần nói.
Nông dân huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang chăm sóc lúa. Ảnh: Cửu Long
Tỉnh Hậu Giang có khoảng 12.000 lúa Đông Xuân khả năng bị hạn mặn từ triều biển Tây xâm nhập, chủ yếu ở huyện Long Mỹ, TP Long Mỹ, TP Vị Thanh, một phần huyện Vị Thủy… Hơn 18.500 ha cây ăn trái khả năng thiệt hại do mặn từ triều biển Đông, tập trung ở huyện Châu Thành, Phụng Hiệp và TP Ngã Bảy.
Ngoài ra, người dân ở các huyện Long Mỹ, Vị Thủy, Phụng Hiệp, TX Long Mỹ và TP Vị Thanh khả năng thiếu nước sinh hoạt. Do vậy chính quyền địa phương đang triển khai các biện pháp ứng phó, đảm bảo an toàn sản xuất, giảm thiểu tối đa thiệt hại cho người dân.
Trong khi đó, những ngày này gia đình ông Võ Văn Đức (64 tuổi ở xã Phú Đức, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) thường xuyên theo dõi thông tin dự báo mưa và hạn mặn để chăm sóc vườn sầu riêng hơn 10 năm trên diện tích 4.000 m2. Đợt hạn mặn năm 2019 vườn sầu riêng gia đình ông Đức đã thiếu nước, ảnh hưởng năng suất dù có một giếng khoan.
“Nghe đài báo năm nay mặn kéo dài, gia đình tôi đã khoan thêm một giếng lấy nước ngọt, cộng với sông Ba Lai đã hoàn thiện hệ thống cống ngăn mặn nên cũng yên tâm”, ông Đức nói.
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bến Tre cho hay, rút kinh nghiệm từ hai đợt hạn mặn lịch sử năm 2016 và 2019, hiện 99% số hộ dân đã trang bị các dụng cụ trữ nước cho sản xuất và sinh hoạt như đào mương, xây hồ, mua túi bạt…
Nông dân tại Châu Thành, Bến Tre chăm sóc vườn sầu riêng. Ảnh: Hoàng Nam
Trước đó các đơn vị quản lý, chuyên gia cho rằng lũ nhỏ, mùa mưa kết thúc sớm, hiện tượng El Nino kéo dài, miền Tây nguy cơ chịu hạn hán gay gắt, tương tự mùa khô năm 2015-2016, ảnh hưởng đời sống người dân. Ở mùa khô cách đây 7 năm, cơn hạn hán kéo dài khiến 600.000 người dân nơi đây thiếu nước sinh hoạt và 160.000 ha đất nhiễm mặn, thiệt hại hơn 5.500 tỷ đồng.
Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024, miền Tây gieo sạ 1,47 triệu ha, sản lượng ước đạt 10,6 triệu tấn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhận định 108.000 ha sản xuất tôm, lúa ở vùng bán đảo Cà Mau khả năng thiếu nước. Trong trường hợp xâm nhập mặn như mùa khô 2015-2016, khoảng 60.000 ha lúa Đông Xuân, 43.000 ha cây ăn trái tại Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng nguy cơ thiếu nước.
Ông Trần Hoàng Nhật Nam, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tiền Giang, cho biết tỉnh sẽ chủ động triển khai công tác phòng chống hạn mặn sớm. Hiện địa phương đã thi công 6 cống cặp sông Tiền để đảm bảo ngăn mặn cho vùng cây ăn trái khu vực phía tây. “Còn ở phía đông, vùng ngọt hóa Gò Công sẽ áp dụng biện pháp mặn tới đâu sẽ ngăn tới đó, như mọi năm lấy gạn hoặc bơm chuyền vào bổ túc nước”, ông Nam nói.
Ngoài ra, Tiền Giang đang gấp rút thi công để hoàn thành cống ngăn mặn trên kênh Nguyễn Tấn Thành (huyện Châu Thành), nằm cách cách sông Tiền 420 m. Công trình tổng đầu tư hơn 518 tỷ đồng, khởi công hồi giữa tháng 11/2022, khi hoàn thành sẽ ngăn mặn và cấp nước sinh hoạt, tưới tiêu cho 1,1 triệu dân cùng 128.000 ha đất sản xuất của hai tỉnh Tiền Giang, Long An.
Công trình xây dựng cống ngăn mặn kênh Nguyễn Tấn Thành, Tiền Giang, đang được xây dựng. Ảnh: Hoàng Nam
Ông Lê Tự Do, Giám đốc chi nhánh Đồng bằng sông Cửu Long thuộc Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi miền Nam, cho biết đơn vị đang theo dõi tình hình mặn tại các vị trí trong và ngoài cống Cái Lớn – Cái Bé (Kiên Giang). Đây là công trình thủy lợi lớn nhất miền Tây với vốn đầu tư 3.300 tỷ đồng, có vai trò kiểm soát, điều tiết nước cho gần 400.000 ha đất vùng bán đảo Cà Mau.
“Đồng thời chúng tôi thường xuyên kết nối với ngành chức năng các địa phương trong vùng phạm vi dự án về kế hoạch sản xuất để có phương án vận hành, điều tiết hợp lý, đảm bảo hiệu quả cao nhất”, ông Do nói.