Biết Bao Giờ Ta Mới Có Thể Quay Về Bên Nhau? - Mình Là Ngân Giang - Chương 16
– Cảm ơn bác rất nhiều…
Dù đã được sự cho phép nhưng Lạc Lạc vẫn còn thấy ngại lắm nên cứ cảm ơn miết thôi.
Tuy ở một mình nhưng từ cách bố trí cho đến dọn dẹp đều rất sạch sẽ ấy chứ! Không biết ở thế giới rộng lớn kia ba mẹ cô có được sống trong căn nhà rộng rãi như thế này không? Suy nghĩ về nhiều thứ khiến cô không thể kìm nén được nước mắt nữa rồi.
Ông lão thấy khuôn mặt cô có vẻ u sầu nên lại gần hỏi mấy chuyện, cũng coi như là giao lưu với nhau luôn. Chứ ở trong căn nhà rộng thế này mà chẳng có câu nói hay lời hỏi thăm nào thì thật sự thấy rất ngột ngạt!
– Cháu tên là gì? Cháu trông có vẻ từ người nơi khác đến đây?
Ông ấy khá thắc mắc về chuyện này, từ quần áo cho đến trang phục của Lạc Lạc đều rất khác so với những người sống ở đây nên ông ấy khó hiểu cũng đúng mà thôi.
– Cháu tên là Dương Lạc Lạc ạ, cháu đến từ Gang Nam để đi tìm lại ba mẹ ruột của mình… Cháu không biết là bản thân mình đã đến đây bao nhiêu lần rồi nhưng đây có lẽ là lần mà cháu hi vọng nhiều nhất!
Lạc Lạc tươi cười trả lời, có thể trông ánh mắt của mẹ chồng cũ của cô luôn luôn căm ghét nhưng đối với người ở ngoài cuộc họ luôn thấy được sự hiếu thảo ở trong đấy.
– Ừm cháu, cháu có đói không? Hay để ta xuống bếp hâm nóng lại đồ ăn cho nhé!
Cô liền lắc đầu từ chối, đã cho ở nhờ nhà rồi mà còn ăn uống này nọ nữa thì kì quá! Sống trên đời ai mà làm vậy chứ!
Lạc Lạc mỉm cười lần nữa rồi bắt đầu ngồi xuống ghế và nhìn chung quanh căn nhà. Tuy đã rất cũ nhưng cũng còn giữ lại một chút nền văn hoá bản sắc dân tộc, điều này còn đáng trân quý hơn tiền tài danh vọng rất nhiều.
Cái gì trong nhà cũng có, khỗ nổi chỉ thiếu đi bóng dáng một đứa con thơ kề cần nuôi nấng ba mẹ ở tuổi già. Liệu sau này khi bản thân mình đến tuổi xế chiều thế này thì còn có ai chăm sóc nữa hay không? Hay phải hứng chịu cảnh đơn coi mỗi ngày.
– Cháu có một câu hỏi hơi vô duyên một chút… Nhưng con của bác đâu rồi ạ?
Sau hồi suy nghĩ, bâng khuâng Lạc Lạc quyết định đứng lên hỏi. Dù có phần tế nhị nhưng bác ấy vẫn vui vẻ trả lời, làm cho những câu hỏi trong cô cũng đang dần tan biến.
– Ừ không có sao cả. Ta có hai đứa con, một đứa con trai và một đứa con gái nhưng đứa nào cũng đều xây đắp hạnh phúc riêng cho mình nên nào có thời gian để ý đến ông già này chứ!
Nghe đến đây, Lạc Lạc chỉ muốn đánh cho hai đứa con bất hiếu đó một trận tơi bời hoa lá hẹ mới hả dạ lòng mình. Ba mẹ là người đã có công sinh dưỡng ra mình nhưng sao khi đã trưởng thành lại bỏ họ bơ vơ như vậy chứ? Tính người còn ở đâu đây?
Nhìn vào ánh mắt mờ, gò má xạm nám, bàn tay tảo tần nuôi con suốt bấy lâu nay mà nước mắt cô không thể nào dừng lại được. Giá như, ông lão lớn tuổi này là ba mẹ ruột của cô, để cô có cơ hội chăm sóc thật tốt cho họ. Không để họ ngày đêm chịu vất vả nữa…
Có những đứa con thật sự rất vô tâm, bản thân có ba mẹ đầy đủ nhưng lại không chăm sóc tốt cho họ và có những người khao khát có một mái ấm gia đình thật hạnh phúc để có cơ hội bù đắp khoảng thời gian qua nhưng chỉ biết trong vô vọng mà thôi.
– Cháu xin lỗi nhiều vì đã nhắc đến chuyện buồn của bác ạ…
Lạc Lạc vừa nói, vừa gãi đầu cho bớt e ngại. Cô luôn đặt ra câu hỏi này đến câu hỏi khác về ông ấy.
– Bác ở đây lâu chưa ạ? Chắc bác cũng phần nào có nghe đến trận mưa bão năm 1993 đúng không?
Nghe đến hai chữ “trận mưa” bỗng nhiên ông ấy liền nhìn chăm chú vào Lạc Lạc không hề chớp mắt. Chắc chắn đã biết chuyện gì đó rồi đây mà! Mong rằng lần này bản thân cô không thất vọng như mấy lần trước nữa.
Phải chi chuyện đăng báo ngày một ngày hai có kết quả thì cô cũng đâu cần lặn lội từ nơi này đến nơi khác để tìm kiếm đâu chứ!?
– T… Ta có biết chút ít về chuyện này nhưng cháu hỏi ta về chuyện đó để làm gì? Nó đã qua hai mươi mấy năm hơn rồi.
Đơn giản vì mục đích cô chịu lặn lội đường xa để đến đây là vì điều này mà? Làm sao lại có thể quên nó mà đi về được. Hiện giờ, Lạc Lạc chỉ có một điều ước, ước rằng sẽ được gặp lại mọi người trong gia đình mình rồi ôm mỗi người một cái thật chặt để không bao giờ phải rời xa nhau thêm lần nữa. Nhưng liệu có thật năm đó vì cơn mưa lớn mà để lạc mất con không? Hay là họ ghét khuôn mặt xấu xí lúc nhỏ của cô mà bỏ lại đó một cách chẳng hề thương tiếc gì?
Thấy Lạc Lạc ngồi trừng ra đó mà ngơ ngác, ông liền nhấc ghế lại gần cô hơn mà nói với chất giọng ấm áp, giàu tình cảm trong đó.
– Làm sao cháu biết được năm đó có cơn mưa lớn đấy? Thậm chí những người dân trong làng này cũng không hoàn toàn biết hết, cháu từ xa đến mà đã biết rồi. Có phải trước đây cháu từng sống ở đây hay không?
Sống ở đây á? Điều này thì cô không biết rõ nhưng nguồn gốc phát sinh mọi chuyện đều ở đây cả!
– Thôi được rồi để ta kể cho cháu nghe…
Ông bắt đầu hồi tưởng lại ký ức câu chuyện những gì mình vẫn còn nhớ của hai mươi chín năm về trước. Xảy ra đã lâu nên trí nhớ của ông cũng đang dần tệ hơn, có nhiều chỗ nhớ cũng có nhiều chỗ quên.
– Năm 1993 là một trong các năm có mưa lớn nhất từ trước đến nay. Ta còn nhớ năm đó có một sản phụ tầm độ tuổi hai mươi sắp sinh, vì sinh mà mất máu nên dẫn đến tính mạng nguy kịch còn lại diễn biến ra sao thì ta không biết. Nhưng ta chỉ nhớ trước lúc cô ấy đi vào hôn mê sâu đã đặt tên cho đứa bé đó là “Sở Anh Lạc” cái tên đó thật sự rất đẹp, đẹp y hệt đứa bé gái năm đó.
“Sở Anh Lạc”? Nếu nghe kĩ thì thật sự rất giống với cái tên Dương Lạc Lạc ấy chứ! Vậy đã rõ ràng, mẹ cô chính là người phụ nữ sinh khó dẫn đến hôn mê sâu mà ông ấy đã tâm sự. Vậy bây giờ người mẹ đó đang nơi nào?
Cho dù là ngày hôm nay vẫn chưa biết thêm điều gì mới mẻ nhưng bấy nhiêu cũng đã đủ lắm rồi. Mong rằng, mẹ của cô vẫn còn bình an.
Hoá ra câu chuyện là như vậy, ấy mà bao nhiêu lâu nay không biết chuyện mà cứ trách móc mẹ hỏi lý do từ bỏ đứa con thơ của mình? Bây giờ nghĩ lại mới thấy bản thân có lỗi quá!
Suốt hai mươi chín năm để lạc mất con chắc hẳn cuộc sống của bà cũng không mấy vui vẻ gì đâu, mà thậm chí chỉ toàn những đau thương trong đó. Liệu ở nơi xa xăm mẹ có nhớ về đứa con đáng thương này không? Đó là những gì mà cô tự hỏi bản thân mình.
Mà hỏi gì ngộ nghĩnh quá nhỉ? Người mẹ đứt ruột sinh ra con mình rồi để nó bị lạc mất, nghĩ xem có người mẹ nào mà vui vẻ được hay không? Chắc chắn bà ấy đang có cảm giác ái ngại với con mình. Chút sơ xuất nhỏ mà đã bị mất con suốt nhừng ấy năm trời ròng rã.
Truyền thông cái gì chứ? Đưa tin lên chẳng một bóng người chịu đọc thì thử hỏi kết quả ở đâu mà ra? Sau bao năm vất vả cuối cùng cũng có người biết chút tin tức năm xưa… Điều này còn vui hơn cả trúng vé số nữa cơ!